TRƯỜNG TH BẮC CƯỜNG TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐAU MẮT ĐÓ

Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có trường hợp bị đau mắt đỏ khỏi rồi vẫn có thể bị nhiễm lại.

Theo thông tin của Sở y tế tỉnh Lào Cai, bệnh đau mặt đỏ đang có xu hướng gia tăng trên cả nước. Tinh Lào Cai cũng đã ghi nhận xuất hiện ổ dịch tại một số trường học ở Huyện Bảo Thắng và thành phố Lào Cai. Trong đó, trường Tiểu học Bắc Cường cũng ghi nhận có 35 học sinh bị đau mắt đỏ, hiện đã điều trị khỏi là 27  học sinh, có 4 giáo viên bị bệnh, đã điều trị khỏi 3 trường hợp.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút; Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh; Dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi; Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng; Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay… những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.

Ngay sau khi có dịch xẩy ra, bộ phận y tế đã tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường áp dụng các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh trong nhà trường như: …. Đến nay ổ dịch trong nhà trường đã cơ bản được khống chế, việc lây nhiệm bệnh không còn xẩy ra. Bên cạnh đó nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền đến các em học sinh, cán bộ, giao viên, nhân viên trong nhà trường về các biện pháp như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt; Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt; Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…; Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi./.

 

Khuyến cáo phòng, chống bệnh đau mắt đỏ và cách phòng bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do vi rút nhóm Adeno và Picorna với triệu chứng thường gặp như: sốt nhẹ; cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch rử mắt và chảy nước mắt.

Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền mạnh trong gia đình, nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và những nơi tập trung đông người.

Bệnh thường diễn biến lành tính, các biến chứng nặng ít gặp nhưng có thể xảy ra. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

  1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
  2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
  3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
  4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
  5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
  6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.​

Một số hình ảnh

(Ông Nguyễn Xuân Thắng CB ý tế của trung tâm y tế Tp Lào Cai đến kiểm tra tình hình dịch bệnh đau mắt đỏ của các em Hs và hướng dẫn các em cách uống nước để giảm thiểu việc lâu lan dịch bệnh)

Tác giả: CB y tế nhà trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *